BÁO CÁO
Kết quả thực hiện kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn,
giải trình chất vấn kỳ họp thứ Tư, HĐND huyện khóa XX
Thực hiện Thông báo số 05/TB-HĐND ngày 16/8/2022 của Thường trực HĐND huyện về Kết luận phiên giải trình, chất vấn của Chủ tọa kỳ họp thứ Tư, HĐND huyện khóa XX nhiệm kỳ 2021 - 2026; UBND huyện xin báo cáo kết quả thực hiện như sau:
I. VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 2 xã Thanh Hà, Đồng Xuân phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong tháng 11/2022. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Tích cực huy động nguồn lực trong Nhân dân theo phương châm “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” nhằm tạo hiệu ứng lan toả, vận động người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ngay sau khi có Kết luận của chủ tọa kỳ họp UBND huyện đã triển khai Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND huyện Thanh Ba về xây dựng NTM đến năm 2023; văn bản số 163/UBND-NN ngày 10/02/2022 của UBND huyện v/v xây dựng Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM nâng cao và huyện Nông thôn mới; văn bản số 07/CV-NN ngày 18/4/2022 về việc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tiêu chí 3, 13, 17, 18 đối với xã nông thôn mới nâng cao; văn bản số 594/UBND-NN ngày 29/4/2022 của UBND huyện về việc rà soát kế hoạch thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; văn bản số 1864/UBND-NN ngày 30/10/2022 về Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đối với xã Thanh Hà và Đồng Xuân.
UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện về xây dựng NTM nâng cao; vận động nhân dân thực hiện (như: thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ xóm; chỉnh trang, tuy sủa lại nhà cửa, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại một số tuyến đường; tuyên truyền các tổ chức, hộ kinh doanh đăng ký, ký cam kết bảo vệ môi trường và vệ sinh ATTP, làm hồ sơ công nhận sản phẩm đạt OCOP…).
Đối với các tiêu chí cần nguồn lực đầu tư (như: Đường giao thông, trường học…) huyện đã cho chủ trương đầu tư và giao cho các ngành liên quan phụ trách thực hiện.
Trên cơ sở Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 8/3/2022 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025; hiện nay, đã trình hồ sơ để UBND tỉnh xã xem xét, công nhận danh hiệu xã đạt NTM nâng cao đối với xã Thanh Hà và Đồng Xuân.
2. Chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung nguồn lực để kích cầu, phát triển 02 mô hình rau tại xã Đỗ Xuyên và Hoàng Cương quy mô theo hướng sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi và phát triển thêm 03 sản phẩm OCOP.
Đối với nội dung phát triển mô hình liên kết sản xuất: UBND huyện đã hỗ trợ Hợp tác xã Đỗ Xuyên xây dựng nhà lưới phát triển mô hình trồng rau, củ quả liên kết sản xuất với quy mô diện tích nhà lưới 1.000m2. Hỗ trợ Hợp tác xã Hoàng Cương xây dựng mô hình liên kết sản xuất rau sạch nhà lưới với quy mô thực hiện 500m2. Hiện tại 2 mô hình nhà lưới mới đi vào thực hiện, rau, củ quả sinh trưởng phát triển tốt, đã có các Công ty liên kết bao tiêu sản phẩm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo xây dựng đề tài: Tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể cho các loại rau an toàn ở xã Đỗ Xuyên.
Đối với nội dung phát triển các sản phẩm OCOP: Năm 2022, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 17/3/2022 triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thanh Ba năm 2020. Theo Kế hoạch năm 2022 huyện có 3-5 sản phẩm OCOP, đến nay đã công nhận được 07 sản phẩm vượt 02 sản phẩm, trong đó: Đạt 3 sao có 04 sản phẩm gồm: 01 sản phẩm Chè xanh Đồng Xuân của HTX sản xuất, chế biến chè xanh Đồng Xuân; 01 sản phẩm Dưa leo 4 mùa Thanh Hà của Hợp tác xã Rau, Củ, Quả Thanh Hà; 01 sản phẩm Bộ bình song hạc đằng vân - Đỗ Xuyên; 01 sản phẩm Gương tròn âm dương hòa hợp - Đỗ Xuyên. UBND tỉnh đã công nhận sản phẩm 3 sao. Đạt 4 sao có 02 sản phẩm gồm: 01 sản phẩm Chè xanh đặc sản Hoài Trung; 01 sản phẩm Chè Búp tím Thanh Ba của Công ty TNHH đầu tư và phát triển trà UT. Sản phẩm Chè đinh cao cấp Hoài Trung của Công ty TNHH chè Hoài Trung đang được Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp tỉnh trình Hội đồng đánh giá sản phẩm Trung ương để xét duyệt sản phẩm 5 sao. Trên cơ sở kết quả năm 2022 đạt được, năm 2023 huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện từ 03 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao trở lên.
II. VỀ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
1. Tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý , cấp đổi GCNQSDĐ sau dồn đổi ruộng đất. Lồng ghép việc cấp GCNQSDĐ sau dồn đổi đối với diện tích không đủ điều kiện với việc thực hiện Kế hoạch số 4451/KH-UBND ngày 02/10/2021 của UBND tỉnh về việc Đo đạc, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Đề xuất với lãnh đạo UBND huyện xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong triển khai thực hiện công tác dồn đổi đối với UBND xã Hoàng Cương và Đông Thành.
Thực hiện Nghị Quyết số 08 NQ/TU ngày 15/4/2016 của BTV tỉnh ủy Phú Thọ; Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 25/11/2016 của BTV Huyện ủy Thanh Ba về việc dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020; Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ chợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 16/7/2019; Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc cấp hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn đổi tích tụ và tập trung đất đai (Đợt 1). Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 11 xã tham gia thực hiện Nghị Quyết, trong đó:
- Với 05 xã đạt tiêu chí theo Nghị quyết là: Thanh Hà, Sơn Cương, Chí Tiên, Hoàng Cương, Đông Thành. UBND huyện đã triển khai thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn đổi theo đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi đo đạc, lập hồ sơ đăng ký đất đai, có 1.107 hồ sơ cấp giấy chứng nhận sau dồn đổi ruộng đất được nghiệm thu, đảm bảo theo quy định tại 3 xã Thanh Ha, Sơn Cương, Chí Tiên. Còn lại 2 xã đã đo đạc là xã Hoàng Cương và Đông Thành và 6 xã Lương Lỗ, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Mạn Lạn, Khải Xuân, Hanh Cù không đạt tiêu chí theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận sau dồn đổi đối với các xã không đủ điều kiện theo Nghị Quyết số 08 NQ/TU ngày 15/4/2016 của Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Thọ, sẽ được thực hiện lồng ghép với dự án đo đạc lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực hiện theo Kế hoạch số 4451/KH-UBND ngày 02/10/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ (Do huyện còn khó khăn về kinh phí nên không có nguồn vốn để thực hiện đo đạc cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất cho các xã sau dồn đổi). Theo Kế hoạch, xã Mạn Lạn thực hiện dự án trong năm 2022-2023, tiến độ hiện nay đang khảo sát, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật dự án đối với xã Mạn Lạn, Chí Tiên, Đỗ Sơn. Các xã còn lại thực hiện dự án trong giai đoạn 2023-2025, UBND huyện yêu cầu UBND các xã đã thực hiện dồn đổi tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền nhân dân, phối hợp với đơn vị tư vấn đo đạc triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng.
Đối với nội dung xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác triển khai dồn đổi ruộng đất tại xã Hoàng Cương, và Đông Thành, UBND huyện giao thanh tra huyện thực hiện thanh tra công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất tại xã Hoàng Cương và xã Đông Thành, có kết luận cụ thể nội dung thanh tra để xác định rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan theo quy định.
2. Tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn quản lý đất đai chặt chẽ, đúng pháp luật. Bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"; từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để làm cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Hiện nay, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, số 4627/KH-UBND ngày 16/11/2022, thực hiện trên địa bàn tỉnh.
UBND huyện đã chỉ đạo phòng TN&MT căn cứ Kế hoạch triển khai chương trình của tỉnh, tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, thực hiện trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng chung của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện. Dự kiến hoàn thành, báo cáo TTHU trong tháng 12/2022.
III. VỀ GIAO THÔNG & HẠ TẦNG
1. Yêu cầu UBND xã Khải Xuân tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận, phối hợp với chủ đầu tư để hiến đất và đóng góp ngày công lao động để nạo vét, khơi thông hệ thống rãnh dọc tuyến đường tỉnh 314 từ Khải Xuân đi Chùa Tà (xã Tiên Phú - huyện Phù Ninh).
UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Khải Xuân xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa, khơi thông cống rãnh tuyến đường Khải Xuân đi Chùa Tà; vận động các hộ dân ở hai bên tuyến đường tiếp tục ủng hộ hiến tặng đất vài tài sản, hoa màu để sửa chữa khơi thông cống rãnh. Đến nay, cơ ban các hộ dân đều ủng hộ việc hiến đất và tài sản trên đất để duy tu, sửa chữa cống rãnh, đảm bảo tuyến đường thông thoáng, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông. Còn 01 hộ dân ở khu 10 vẫn chưa ủng hộ đất để làm rãnh thoát nước, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã tiếp tục tuyên truyền, vận động hộ dân để sớm có mặt bằng làm rãnh thoát nước cho tuyến đường.
2. Điện lực Thanh Ba bám sát kế hoạch của Công ty điện lực Phú Thọ triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống điện để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của tổ chức và người dân. Phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh tế & Hạ tầng, Tài nguyên & Môi trường; UBND các xã, thị trấn để ngăn chặn các hành vi vi phạm hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn cho người dân.
Đối với nội dung đầu tư đồng bộ hệ thống điện: UBND huyện đã chỉ đạo Điện lực Thanh Ba lập phương án đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện nhằm nâng cao chất lượng điện áp cho nhân dân trên địa bàn huyện, trong năm 2022 đã đầu tư, xây dựng mới 04 trạm biến áp với tổng công suất 720kVA trên địa bàn 04 xã (Mạn Lạn, Đông Thành, Đại An và Hương Xạ - Hạ Hòa). Dự kiến trong năm 2023, sẽ tiếp tục đầu tư 06 trạm biến áp với tổng công suất 1080kVA trên địa bàn 06 xã (Hoàng Cương, Khải Xuân, Quảng Yên, Đông Thành, Đồng Xuân và Hương Xạ - Hạ Hòa).
Đối với nội dung ngăn chặn các hành vi vi phạm hàng lang lưới điện: Định kỳ kiểm tra kiểm tra đường dây điện để phát hiện các trường hợp vi phạm, lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Phân loại theo thứ tự mức độ nghiêm trọng đối với các vụ vi phạm để đưa vào các dự án sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đảm bảo an toàn lưới điện. Đồng thời, yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về an toàn điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, phòng chống cháy nổ, phân phát tờ rơi an toàn điện trong dân để mọi người ý thức, thấy được mức độ đặc biệt nguy hiểm khi tiếp xúc với lưới điện.
IV. VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA & XÃ HỘI
1. Tiếp tục duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia và nâng chuẩn mức độ 2 trong năm 2022. Yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư - xây dựng và UBND các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình trường lớp học đã được đưa vào Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 04/3/2022 của UBND huyện về Kế hoạch duy trì và nâng mức chuẩn trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2022. UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác định hướng để các trường học chủ động, có cơ sở thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
UBND huyện đã tổ chức 02 hội nghị rà soát các điều kiện tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; tại hội nghị đã quán triệt, giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương và các trường học đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho 16 trường duy trì và nâng mức chuẩn nhằm rà soát, khắc phục, hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Đến nay, có 4 trường Tiểu học (Đỗ Sơn, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Võ Lao) đang chờ Quyết định công nhận lại; 12 trường còn lại (gồm MN Đồng Xuân, Tiểu học: Đồng Xuân, Đỗ Xuyên, Hanh Cù 1, Khải Xuân, Ninh Dân, Thị trấn Thanh Ba, Vân Lĩnh; THCS: Chí Tiên, Đồng Xuân, Lương Lỗ, THCS 2 Thị trấn Thanh Ba) đã hoàn thiện đầy đủ các tiêu chuẩn và có Quyết định kiểm tra của UBND tỉnh vào đầu tháng 12 năm 2022.
2. Bám sát Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Thọ về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và cơ chế huy động, lồng nghép nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 26/12/2021 của HĐND huyện Thanh Ba về cơ chế hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà văn hoá khu dân cư trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025. Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn nguồn vốn hỗ trợ và xây mới nhà văn hóa khu dân cư theo đúng quy định. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực từ nhân dân để việc sửa chữa, xây dựng mới nhà văn hoá khu dân cư đảm bảo theo Kế hoạch đề ra.
Thực hiện kết luận của chủ tọa kỳ họp, UBND huyện đã có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính đề nghị hướng dẫn chi tiết công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng có lồng ghép vốn NSNN và nguồn huy động hợp pháp khác.
Sau khi có văn bản hướng dẫn của Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND huyện nhận thấy các công trình văn hóa như nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn thuộc danh mục dự án áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính Phủ, tuy nhiên để được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP thì công trình văn hóa phải đảm bảo các nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng và tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù. Do vậy, trong khi chờ UBND tỉnh ban hành hướng dẫn cụ thể quy định về dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025 theo quy định, UBND huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà văn hóa khu dân cư theo văn bản số 918/UBND-TC ngày 17/6/2022 của UBND huyện và văn bản số 2018/SKHĐT-KGVX ngày 07/10/2022 của Sở Kế hoạch & Đầu tư.
3. UBND các xã, thị trấn tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn, chủ động phương án và nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin.
Tính đến nay, UBND huyện đã bố trí hơn 700 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh cho 14 xã trên địa bàn: Thanh Hà, Đồng Xuân, Đông Thành, Chí Tiên, Đỗ Xuyên, Khải Xuân, Võ Lao, Lương Lỗ, Ninh Dân, Đỗ Sơn, Sơn Cương, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh, Đại An. Đơn vị tư vấn đã khảo sát và lắp đặt 01 bộ thu tích hợp hệ thống truyền thanh IP, 01 cụm loa, máy tính cùng hệ thống vật tư phụ trợ. Nhờ đó, vừa sử dụng công nghệ đài truyền thanh thông minh, vừa tận dụng tài nguyên hệ thống loa truyền thanh sẵn có. Qua đánh giá thời gian sử dụng tại Đỗ Xuyên và các xã khác, hệ thống với 01 bộ loa mới vận hành tốt, tín hiệu ổn định. Việc sử dụng bộ thu tích hợp đem lại hiệu quả quản lý tốt, tiết kiệm thời gian, nhân sự.
UBND huyện tiếp tục yêu cầu UBND các xã, thị trấn chủ động đánh giá thực trạng và từng bước đầu tư, huy động nguồn xã hội hóa để nâng cấp đài truyền thanh sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.
4. Bảo hiểm xã hội huyện chủ trì, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 60-NQ/TU ngày 29/9/2021 của BTV Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 15/7/2021 của BTV Huyện uỷ về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác BHYT toàn dân, Quyết định số 534/QĐ-UBND của UBND huyện Thanh Ba về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2022; đồng thời, phối hợp với các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân để đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân theo kế hoạch.
UBND huyện đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT 7 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2022 để tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT trên toàn huyện. Đồng thời, ban hành văn bản thông báo mức độ hoàn thành theo chỉ tiêu về BHXH, BHYT năm 2022 đến các xã, thị trấn; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm đối với các xã, thị trấn. Chỉ đạo cơ quan BHXH huyện đề xuất phương án phát động phong trào tặng thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phấn đấu hoàn thành tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2022 đạt 92,36%.
5. Tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, chủ động theo dõi diễn biến tình hình dịch để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh linh hoạt, phù hợp. Đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai tiêm phòng vacxin Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng để đảm bảo miễn dịch, hạn chế tái nhiễm. Chủ động triển khai các hoạt động kiểm soát, giám sát đối với các bệnh có nguy cơ phát sinh thành dịch như sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, cúm A.
UBND huyện đã chỉ đạo phòng Y tế, Trung tâm Y tế theo dõi diễn biến tình hình dịch và chỉ đạo của cấp trên để có biện pháp phòng bệnh phù hợp trên địa bàn huyện. Tính đến ngày 15/11/2022, trên địa bàn huyện Thanh Ba lũy tích ghi nhận 23.459 trường hợp mắc Covid-19 đã được gán mã, công bố, đến nay tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện đã được kiểm soát.
Đối với công tác tiêm phòng Vắc xin Covid-19: đã triển khai tiêm 34 đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 05 đến dưới 18 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn huyện đảm bảo an, toàn hiệu quả, không để tồn vắc xin, không để vắc xin hết hạn. Tính đến ngày 15/11/2022, toàn huyện số người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin đạt tỷ lệ 99,5%; Số người tiên mũi nhắc lại lần 1(mũi 3) là 48.832/51.029 đạt 96%; Số người tiêm mũi nhắc lại lần 2(mũi 4) là đạt 70,7%; Số trẻ em từ 12-17 tuổi đã tiêm 2 mũi văcxin đạt 100%, số tiêm mũi 3 là 4.670/7.891 đạt 59,2%; Số trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi đã tiêm 1 mũi vắc xin là 10.947/14.720 đạt tỷ lệ 74,4 %, đã tiêm 2 mũi đạt 7.482/14.720 đạt 50,8%.
Đối với công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các bệnh có nguy cơ phát sinh thành dịch như cúm A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ: UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi, căn cứ theo diễn biến tình hình và chỉ đạo của cấp trên để có biện pháp phòng bệnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch. Đối với trường hợp cúm A/H5 tại xã Đông Thành, đã tiến hành truy vết, điều tra khoanh vùng dịch tễ. Giám sát chặt chẽ các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhi. Phun khử khuẩn, thanh khiết môi trường bằng cloraminB 0.3% xung quanh nhà ở và khu truồng trại nuôi gia cầm, truy vết người tiếp xúc gần thực hiện cách ly theo hướng dẫn. Đến thời điểm hiện tại, ổ dịch cúm A/H5 trên người tại xã Đông Thành đã được kiểm soát, không có nguy cơ lây lan trên người. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh cúm A/H5 trên địa bàn, quản lý, giám sát và dự phòng việc lây truyền bệnh cúm từ gia cầm sang người. Phát hiện sớm các ca bệnh viêm đường hô hấp có liên quan đến gia cầm để xử lý, khoanh vùng triệt để, không để dịch lan rộng ra cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở y tế, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch, các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và nguy cơ phát sinh, xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn hiện ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết, các ca bệnh đã được điều trị khỏi, các ổ dịch cơ bản đã được khống chế, kiểm soát. Đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận ca bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn huyện.
6. Đáp ứng đủ thuốc và thiết bị, vật tư y tế nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, y, bác sĩ trên địa bàn toàn huyện để tránh tình trạng cán bộ ngành y tế nghỉ việc.
UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Y tế áp dụng các hình thức mua sắm phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trong trường hợp cần thiết, chấp nhận không thanh quyết toán được mà phải miễn phí để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Xây dựng kế hoạch đấu thầu tập trung để đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư hóa chất phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ đối với các cán bộ, y, bác sĩ; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để có nhiều bệnh nhân, mở rộng triển khai các dịnh vụ kỹ thuật mới để tăng thu, tiết kiệm chi, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, y, bác sĩ; ưu tiên tuyển dụng cán bộ ngành y đặc biệt là các y, bác sĩ có quê tại huyện Thanh Ba hoặc các huyện lân cận…nhằm tuyên truyền, vận động, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của viên chức y tế để hạn chế tình trạng cán bộ ngành y nghỉ việc.
7. Toà án nhân dân huyện đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại án, giảm tỷ lệ án huỷ, án sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết các loại án, kịp thời báo cáo Toà án nhân dân tỉnh để giải quyết triệt để những vấn đề chưa minh bạch. Tổ chức rút kinh nghiệm các vướng mắc về nghiệp vụ để thống nhất áp dụng pháp luật, nâng cao chất lượng và kỹ năng điều hành phiên toà, kỹ năng xây dựng hồ sơ các vụ việc của Thẩm phán.
Thực hiện kết luận của chủ tọa kỳ họp, Tòa án nhân dân huyện đã ban hành thông báo rút kinh nghiệm đối với các bản án hủy, án sửa; tổ chức hội nghị với các cơ quan trong khối nội chính để thống nhất áp dụng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án. Kết quả năm 2022, án sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán là 03 vụ = 0,44%, đã giảm 0,53% so với năm 2021.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn, giải trình chất vấn kỳ họp thứ Tư, HĐND huyện khóa XX nhiệm kỳ 2021 - 2026, kính trình HĐND huyện./.
File đính kèm