Bản tin nội bộ tháng 12/2017
  • Cập nhật: 17/12/2018
  • Lượt xem: 7047 lượt xem

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

 

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba (6/01/1947-6/01/2018)

(Trích Kế hoạch số 79 - KH/HU, ngày 9/11/ 2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Ba)

 ...

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng 71 năm ra đời và trưởng thành của Đảng bộ huyện (6/01/1947- 6/01/2018), đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Từ đó làm sáng tỏ những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa. Những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong công cuộc CNH, HĐH đất nước và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; nêu cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

2. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng bộ huyện suốt chiều dài 71 năm qua trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương Thanh Ba; từ đó, củng cố, tăng cường niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

3. Tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện gắn với ca ngợi ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất của nhân dân Thanh Ba. Từ đó, cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện chung sức, đồng lòng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển.

4. Gắn tuyên truyền Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện với kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2018); 21 năm tái lập tỉnh Phú Thọ (01/01/1997 - 01/01/2018) và đón Xuân Mậu Tuất 2018; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng trên địa bàn huyện năm 2018, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, thuận lợi góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

5. Nêu bật những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng, những chuyển biến trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân huyện Thanh Ba trong những năm qua; sự thay đổi và những nét khởi sắc của đời sống nông thôn; phong trào xây dựng nông thôn mới.

6. Tuyên truyền, giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; tôn vinh, tri ân những công hiến, đóng góp của nhân dân, của các cán bộ lão thành cách mạng, người có công với Đảng, với cách mạng.

7. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; đấu tranh, phê phán tư tưởng bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết nội bộ, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức xây dựng Đảng; đấu tranh phản bác các thông tin, quan điềm sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, KỶ NIỆM

1. Tổ chức sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ vào dịp kỷ niệm

- Toàn đảng bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo đề cương tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (06/01/1947 - 06/01/2017). Cụ thể như sau:

+ Các chi bộ, đảng bộ trực thuộc huyện căn cứ vào Đề cương tuyên truyền, bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để biên tập thành tài liệu hoặc đề cương tuyên truyền tổ chức sinh hoạt.

+ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện căn cứ vào cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Ba (1939 - 2016)”  và Đề cương do Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn, biên tập tài liệu sinh hoạt đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

2. Tổ chức tôn vinh người có công với Đảng, với cách mạng và phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân

- Các chi bộ, đảng bộ trực thuộc huyện, cơ quan, đơn vị tùy vào điều kiện cụ thể để tổ chức ở quy mô phù hợp các hình thức kỷ niệm như: tôn vinh đảng viên lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng; gặp mặt các thế hệ đảng viên có nhiều cống hiến; tổ chức trao Huy hiệu Đảng; biểu dương đảng viên gương mẫu, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh…

- Đẩy mạnh phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", các hoạt động nhân đạo, từ thiện, nêu gương "người tốt việc tốt", các điển hình, nhân tố mới; đồng thời tổ chức các phong trào thi đua, các chương trình hành động cách mạng lập thành tích chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba, thông qua đó lựa chọn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để xem xét kết nạp vào Đảng.

3. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân

Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm GDTX-GDNN, Trung tâm BDCT huyện, các trường THPT trên địa bàn huyện tùy điều kiện cụ thể để tổ chức ngoại khóa, tọa đàm, hội thảo khoa học nhằm khẳng định và làm sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong hơn 70 năm qua; những vấn đề lý luận về đảng cầm quyền, về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Các địa phương, cơ quan, đơn vị trong huyện tổ chức các hoạt động, chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, triển lãm, chiếu phim để tuyên truyền, cổ động về sự kiện nhằm tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.

4. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội và tuyên truyền cổ động trực quan

- Đài truyền thanh huyện, Tổ cộng tác viên Bản tin nội bộ của huyện phản ánh và đưa tin kịp thời về các hoạt động kỷ niệm chào mừng 71 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện và mừng xuân Mậu Tuất - 2018 của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong huyện; biểu dương "người tốt, việc tốt", tấm gương đảng viên tiêu biểu, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở tăng cường các buổi nói chuyện thời sự nhân dịp kỷ niệm.

- Các đoàn thể chính trị - xã hội chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vào dịp mùng 3 tháng 2 để thông tin, tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.

- Các chi bộ, đảng bộ xây dựng panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu... ở các khu trung tâm, nơi tập trung đông người; hướng dẫn, đôn đốc nhân dân treo cờ trong dịp kỷ niệm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Huyện ủy xây dựng Kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba, định hướng thông tin, tuyên truyền về sự kiện và các hoạt động kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện. Thường xuyên, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong toàn huyện.

2. Các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị căn cứ Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ, xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng các hình thức phong phú gắn với tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Đồng thời xây dựng các cụm pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền và vận động nhân dân treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc (từ ngày 01/01/2018 đến 10/01/2018).

3. Đài truyền thanh huyện, xây dựng kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thiết thực, có tính giáo dục chính trị tư tưởng sâu sắc; tập trung cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Xây dựng các tin, bài tuyên truyền về sự kiện và các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, nhất là những thành tựu nổi bật của Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Ba đạt được trong 71 năm qua và phản ánh không khí đón xuân của nhân dân; đồng thời phản ánh tinh thần phục vụ Tết của các cơ quan, ban, ngành; các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với hộ nghèo, gia đình chính sách…

- Tăng cường đưa tin, bài về giáo dục truyền thống, lịch sử, công cuộc đổi mới, điển hình tiên tiến, nhân tố mới của huyện  để tuyên truyền rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân.

4. Phòng VH-TT, Phòng Giáo dục- Đào tạo, Trung tâm VH-TT&DL phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao tạo không khí phấn khởi, vui tươi trong nhân dân. Hướng dẫn các đơn vị từ huyện đến cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba.

5. MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Phát động phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cấp, các ngành theo chủ đề: "Thi đua lập thành tích chào mừng 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba". Tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên.

IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba (6/01/1947 - 6/01/2018)!

2. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

3. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV!

4. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba (6/01/1947 - 6/01/2018)!

5. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018!

6. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

8. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba đoàn kết, sáng tạo góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế!

9. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

10. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

11. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 71 năm thành lập Đảng bộ huyện Thanh Ba (06/01/1947 - 06/01/2018). Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, các cơ quan trong khối tuyên truyền nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

*************

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2017 - 2018

(Trích Báo cáo số 174/BC-UBND, ngày 17 tháng 11  năm 2017 của UBND huyện Thanh Ba)

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH:

1. Khí tượng.

1.1. Bão và áp thấp nhiệt đới.

Dự báo Hiện tượng ENSO duy trì trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha lạnh trong những tháng cuối năm 2017 và có khoảng 50-60% khả năng La Nina xuất hiện vào đầu năm 2018 nhưng không kéo dài.

Từ nửa cuối tháng 10 đến cuối năm 2017 còn có khoảng 4 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tuy nhiên ít có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Phú Thọ.  

1.2. Nhiệt độ, rét đậm - rét hại.

Trong mùa Đông Xuân 2017- 2018 rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong thời đoạn tháng 01 và tháng 02/2018.  Nhiều khả năng sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 7-10 ngày.

1.3. Lượng mưa.

Trên toàn tỉnh lượng mưa tháng 11 /2017-12/2017 thấp hơn TBNN từ 15-30% từ tháng 01/2018-4/2018 phổ biến ở mức TBNN.

2. Thủy Văn.

Từ tháng 11/2017-4/2018, mực nước các sông khu vực Bắc Bộ có xu hướng giảm dần. Nguồn nước thượng lưu sông Hồng trong tháng 11/2017-02/2018 ở mức xấp xỉ TBNN, từ tháng 3-4/2017, phổ biến ở mức thiếu hụt so với TBNN từ 5-10%. Cần có kế hoạch tích nước sớm và hợp lý ở các hồ thủy điện lớn để bảo đảm dung tích yêu cầu trước khi vào mùa ít mưa ở Bắc Bộ.

II. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

- Đảm bảo gieo trồng đủ diện tích lúa, ngô, đậu tương, các cây rau màu theo kế hoạch, mở rộng tối đa diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao, diện tích áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI. Chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, xây dựng các phương án, xử lý kịp thời những tình huống bất thuận có thể xảy ra như: nhiệt độ thay đổi bất thường, rét đậm, rét hại, hạn hán, úng lụt, sâu bệnh… đảm bảo an toàn cho sản xuất.

- Tiếp tục chỉ đạo tích cực việc dồn đổi ruộng đất kết hợp quy hoạch vùng sản xuất, dần xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với việc đầu tư xây dựng nông thôn mới. Kiểm tra, rà soát và chỉ đạo khai thác đất sản xuất nông nghiệp đúng mục đích và hiệu quả.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp một cách toàn diện và bền vững: tập trung phát triển chăn nuôi, chú trọng phát triển tái đàn, sind hóa đàn bò, nạc hoá đàn lợn, nuôi trồng thủy sản; phát triển chè, lâm nghiệp, các dự án nông nghiệp cận đô thị... gắn với triển khai thực hiện phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại và phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Chỉ đạo việc gieo trồng cây màu, rau đậu đỗ các loại, sắn... đảm bảo hết diện tích trên tinh thần không để đất hoang, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao đời sống người dân.

- Chỉ đạo tích cực thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND huyện Thanh Ba về việc Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơ chế hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.

III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU.

1. Lĩnh vực trồng trọt.

 Cây lúa: 3.300,0 ha; năng suất 57,0 → 59,0 tạ/ha; sản lượng 188.100,0 tấn (trong đó: Trà chiêm+xuân sớm: 185,0 ha-  tỉ lệ 5,0% - 53,0 tạ/ha – 980,5 tấn; Trà xuân trung: 700,0 ha -21,2% - 56,1 tạ/ha - 3.927,0 tấn; Trà xuân muộn: 2.415,0 ha - 73,2% - 57,5 tạ/ha -13.886,3 tấn; Lúa lai:1.400,0 ha - 42,0% - 61,5 tạ/ha - 8.425,5 tấn; Lúa chất lượng cao(CLC): 1.200,0 ha -  36,0% - 57,0 tạ/ha -  6.840,0 tấn; TĐ:Lúa J02; 600ha - 57,0 tạ/ha - 3.990,0 tấn;  Lúa chét: 100,0 ha - 20,0 tạ/ha - 200,0 tấn). Ngô: 460,0 ha - 45,0 tạ/ha- 2070,0 tấn; Lạc: 530,0 ha- 18,5 tạ/ha - 980.5,0 tấn; Sắn: 500,0 ha- 260,0 tạ/ha-  13.000,0 tấn;  Rau các loại: 700 → 800 ha -  120,0 tạ/ha - 8.400 - 9.600 tấn; Diện tích chè trồng mới, trồng lại cả năm: 20,0 ha; Rừng trồng tập trung: 150,0 ha.

2. Chăn nuôi - thủy sản.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi phấn đấu đạt các chỉ tiêu: Đàn trâu: 5.550 con; Đàn bò: 11.900 con: Đàn lợn: 88.000 con (trong đó: lợn nái: 9.500 con; Sản lượng thịt xuất chuồng: 7.000 tấn);  sản lượng thịt gia cầm: 2.100 tấn; nuôi trồng thủy sản: diện tích đạt 760 ha – sản lượng 2.100 tấn.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.

1. Công tác chỉ đạo.

- Công tác chỉ đạo đảm bảo sự thống nhất từ huyện tới cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Cần xác định những vấn đề trọng tâm trong từng thời kỳ cụ thể để ưu tiên chỉ đạo, có biện pháp giải quyết kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện tại cơ sở.

- Các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch huyện giao, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của cơ sở. Rà soát, quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để trồng lúa, ngô, rau màu theo KH. Đối với diện tích cao hạn, khó khăn về nguồn nước nhưng có khả năng trồng các cây màu thì cần chủ động chuyển sang trồng màu, tránh tình trạng chờ nước trời để gieo cấy bằng mọi giá.

- Mở rộng tối đa trà xuân muộn. Chỉ đạo thực hiện đúng khung lịch thời vụ gieo cấy gắn với chỉ đạo công tác cấp nước và tiêu nước, chấm dứt tình trạng gieo cấy trà xuân muộn trước khung thời vụ. Chỉ đạo làm tốt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất: gieo đúng mật độ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời…

2. Giải pháp về kỹ thuật.

2.1. Công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phản ánh kịp thời diễn biến của thời tiết để nhân dân biết và thực hiện. Phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo sát sao ở cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Lồng ghép chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ chiêm nhằm khắc phục tình trạng nông dân bỏ vụ không canh tác.

+ Chuẩn bị, cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất, nhất là giống lúa cho sản xuất vụ mùa, giống ngô cho sản xuất vụ đông.

+ Khuyến khích dồn đổi ruộng đất gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn để áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, dự tính, dự báo chính xác và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại, sâu bệnh đảm bảo an toàn cho sản xuất.

- Thiết lập hệ thống, chế độ thông tin báo cáo tình hình và tiến độ sản xuất hàng ngày từ xã lên huyện trong cao điểm mùa vụ để kịp thời cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành từ tỉnh tới cơ sở.

2.2. Bố trí cơ cấu trà lúa phù hợp.

Thực hiện tốt hướng dẫn, bố trí cơ cấu giống và thời vụ một số cây trồng của tỉnh. Phấn đấu trà xuân muộn của huyện đạt 80%, còn lại là trà xuân sớm và trà xuân trung. Phấn đấu năng suất bình quân của trà xuân muộn đạt 59,5 tạ/ha. Sản lượng chiếm 74% tổng sản lượng toàn vụ.

- Trên diện tích lúa trà chiêm và xuân sớm sau thu hoạch chỉ đạo bà con bảo vệ gốc rạ và bón phân để thu hoạch lúa chét, tăng giá trị sản xuất.

Lưu ý: Trà xuân muộn mạ hay gặp rét, do vậy phải chủ động chống rét cho mạ như: Che phủ nilon, bón phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp chú ý giữ mực nước đủ ấm cho mạ... chỉ cấy khi nhiệt độ từ 15ºC trở lên.

- Trong bố trí cơ cấu trà lúa cần phải làm tốt công tác quy vùng, chỉ cấy một trà lúa trên một khu đồng.

2.3. Bố trí cơ cấu giống

- Tiếp tục chỉ đạo đưa diện tích lúa lai toàn huyện đạt 40 - 42%, mở rộng diện tích lúa lai giống mới có năng suất chất lượng cao như NƯ 7, NƯ 838, TH3-5. Mở rộng tối đa diện tích lúa chất lượng cao, đặc biệt là lúa chất lượng cao JO2 đạt 600 ha, tạo sản phẩm hàng hóa tập trung có giá trị cao.

- Cây lạc và đậu tương xuân: tích cực đưa giống mới, có năng suất cao vào sản xuất như: Giống lạc L14, TB25, MD7... Đậu tương dùng các giống như:  DT84, DT26…

3. Chỉ đạo đưa thiết bị kỹ thuật vào sản xuất:

- Vụ chiêm xuân hàng năm thường có diễn biến bất thường về thời tiết: Đầu và giữa vụ khô hạn, rét hại, cuối vụ có lốc xoáy, mưa  nhiều... Do vậy phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: Gieo trồng đúng thời vụ, bón lót đủ phân chuồng, phân lân, che phủ nilon cho mạ; đặc biệt các xã có diện tích dộc đồi tích cực bón lót vôi để tiêu chua, khử độc...

- Mở các lớp tập huấn đến từng khu dân cư, tăng cường tuyên truyền vận động để nông dân áp dụng biện pháp canh tác cải tiến SRI. Phấn đấu toàn huyện đạt 40% diện tích gieo cấy theo phương pháp SRI, 10-15% diện tích gieo thẳng bằng giàn xạ đối với những diện tích chủ động nguồn nước góp phần thay thế tập quán canh tác cũ nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường đầu tư thâm canh, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, làm tốt công tác dự tính dự báo sâu bệnh và chỉ đạo phòng trừ kịp thời có hiệu quả.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng 03 mô hình thâm canh lúa CLC, lúa lai kháng bạc lá và 01 mô hình ngô vụ chiêm xuân 2017-2018 cụ thể: Mô hình lúa lai Tép vàng kháng bạc lá tại xã Mạn Lạn với quy mô 0,5 ha; Mô hình lúa lai Thái Xuyên 111 xã Yển Khê với quy mô 0,5 ha; Mô hình lúa CLC TBR225 tại xã Đỗ Xuyên với quy mô 1 ha; Mô hình ngô tại xã Lương Lỗ với quy mô 0,5 ha. 

- Mỗi xã, thị trấn chỉ đạo xây dựng ít nhất 1-3 mô hình thâm canh lúa CLC, tập trung có quy mô từ 10 ha, năng suất trên 5,7 tấn/ha; quy hoạch 1 - 2 khu chăn nuôi - thuỷ sản tập trung làm điểm nhân rộng.

- Làm tốt công tác dịch vụ thuỷ lợi. Tiếp tục đầu tư nạo vét các hồ đập, nâng cấp các trạm bơm, chỉ đạo nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, tu sửa thiết bị máy bơm kịp thời phục vụ sản xuất.

- Tiếp tục xây dựng các mô hình về giống mới, đặc biệt các giống rau, hoa, cây ăn quả, các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; biện pháp canh tác tiên tiến để rút kinh nghiệm nhân diện.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng.

4. Triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, làm tốt công tác quản lý nhà nước, công tác dịch vụ sản xuất:

4.1. Chính sách hỗ trợ:

- Tỉnh hỗ trợ các Hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ gia đình liên kết sản xuất lúa CLC có quy mô liền vùng từ 10 ha trở lên, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật được hỗ trợ chi phí mua giống là 900.000 đ/ha, định mức kỹ thuật 60kg/ha (Theo Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Phú Thọ).

- Huyện hỗ trợ dịch vụ Bảo vệ thực vật (BVTV) toàn phần theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND huyện.

- Để triển khai đạt 600 ha lúa J02 huyện giao cho các xã, các ngành của huyện sẽ phối hợp với đơn vị cung ứng giống hỗ trợ cho công tác tập huấn đối với các xã; yêu cầu các xã xây dựng lịch, và đăng ký giống  gửi về UBND huyện (qua phòng NN&PTNT huyện) xong trước ngày 5/11/2017.

- Tiếp tục chỉ đạo tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với cây chè, cây bưởi, chăn nuôi, thủy sản,… theo Nghị quyết số số 01/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND huyện; ngoài ra lồng ghép thực hiện với các chính sách như cấp bù do miễn thu thủy lợi phí, hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình nông thôn mới, chương trình 135, Nghị định 35 của Chính phủ...

4.2. Công tác quản lý nhà nước và dịch vụ sản xuất:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, thuốc BVTV, phân bón. Hướng dẫn kịp thời các văn bản mới trong chỉ đạo sản xuất đến từng cơ sở.

- Về phân bón, thuốc BVTV: đẩy mạnh hình thức liên kết bán thuốc BVTV, bán phân trả chậm trên cơ sở ký hợp đồng với Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.

- Công tác khuyến nông và cung ứng giống: Đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và kịp thời vụ. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, đầu tư thâm canh tăng năng suất.

- Công tác BVTV: làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo, thông báo tình hình sâu bệnh. Chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả đảm bảo an toàn cho sản xuất. Tuyên truyền, khuyến khích hình thức ký hợp đồng liên kết trong công tác BVTV. Phát động chiến dịch diệt chuột tập trung trên toàn huyện.

- Công tác dịch vụ thủy lợi: Chủ động xây dựng các biện pháp chống hạn. Cung cấp đủ nước cho sản xuất đồng thời chuẩn bị các phương án khắc phục ngập úng, lũ lụt có thể xảy ra. Chỉ đạo ra quân nạo vét ngòi tiêu, kênh mương để kịp thời tiêu úng phục vụ sản xuất.

- Công tác chăn nuôi, thú y: Làm tốt công tác kiểm dịch động vật, cũng như tiêm vacxin phòng dịch, không để dịch bệnh nguy hiểm bùng phát lây lan trên địa bàn. Chỉ đạo có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng đàn vật nuôi vụ xuân 2018; chỉ đạo thực hiện nuôi tái đàn sau tết Nguyên đán 2018.

5. Công tác tuyên truyên truyền, vận động:

Phối kết hợp chặt chẽ với UBMTTQ và các đoàn thể để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực lao động sản xuất, chỉ đạo thành công các mô hình và nhân ra diện rộng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng NN&PTNT: thực hiện tốt chức năng tham mưu, xây dựng kế hoạch sản xuất, giúp UBND huyện ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, chủ động các biện pháp trong sản xuất; Có trách nhiệm phối hợp các ngành trong khối xây dựng các mô hình giống lúa lai, lúa CLC, giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn đưa vào sản xuất; triển khai các chính sách của cấp trên và đề xuất cơ chế chính sách thiết thực trong điều kiện cụ thể. Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo sản xuất và các cơ quan chức năng của huyện tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

2. Trạm Khuyến nông: có trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng giống đủ năng lực và điều kiện; kịp thời cung ứng đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời vụ giống cây trồng, con vật nuôi phục vụ sản xuất; phối hợp tham gia hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các mô hình, phối hợp với UBND các xã, thị trấn cung ứng đầy đủ lượng giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng cao cho bà con (theo chính sách hỗ trợ), đảm bảo diện tích theo kế hoạch; chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo thực hiện cơ chế chính sách của tỉnh, huyện theo các nội dung được phân công phụ trách.

3. Trạm Bảo vệ thực vật: làm tốt chức năng kiểm tra, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh; triển khai các chiến dịch phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn; phối hợp tham gia hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các mô hình; chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo đảm bảo diện tích ứng dụng thâm canh lúa cải tiến SRI theo kế hoạch; triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ công tác diệt chuột tập trung; tham mưu, chỉ đạo thực hiện cơ chế chính sách của tỉnh, huyện theo các nội dung được phân công phụ trách.

4. Trạm Thú y: Thực hiện tốt nhiệm vụ trên lĩnh vực chăn nuôi, thú y; tuyên truyền, tập huấn tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, khử trùng tiêu độc, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y, không để dịch bệnh phát sinh.

5. Các ngành chức năng khác: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất, chủ động tham mưu, chỉ đạo triển khai đảm bảo có hiệu quả trên từng lĩnh vực.

6. Đề nghị Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chủ động phối hợp với UBND huyện trong chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân, tập trung vào một số nội dung chính sau: tuyên truyền nhân dân chủ động đối phó với điều kiện bất thuận của thời tiết, đưa nhanh diện tích lúa lai, lúa CLC, diện tích ứng dụng SRI, xây dựng vùng sản xuất lúa, ngô tập trung cho năng suất cao… đảm bảo theo kế hoạch.

7. UBND các xã thị trấn: trên cơ sở định hướng của huyện, tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch đến từng khu dân cư; chỉ đạo thực hiện đạt và vượt kế hoạch đã đề ra; tăng cường biện pháp quản lý nhà nước trong tổ chức và điều hành sản xuất trên địa bàn; chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thực hiện các nội dung chuyển đổi giống lúa thuần, lồng ghép với các chương trình khác như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình nông nghiệp trọng điểm; quy hoạch vùng sản xuất tập trung thay thế các giống cây trồng cũ; chỉ đạo xây dựng các mô hình có hiệu quả để nhân dân biết và thực hiện. UBND các xã, thị trấn chủ động ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng giống đủ điều kiện để cung ứng giống lúa cho nhân dân; chỉ đạo việc dồn đổi ruộng đất kết hợp quy hoạch vùng sản xuất dần xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; chỉ đạo gieo trồng hết diện tích đất nông nghiệp không để diện tích đất hoang hóa, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Xây dựng kế hoạch xây bể chứa thu gom bao bì thuốc BVTV.

Vụ chiêm xuân hàng năm là tiền đề thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả năm. Do vậy các cấp, các ngành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân cùng thực hiện tốt quy chế phối kết hợp để vụ chiêm xuân 2017 - 2018 giành thắng lợi cao nhất./.

                                                                                                                       BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

 

PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG XÂY DỰNG NTM

                         Xuân Thịnh - Ban Tuyên giáo

Trong những năm vừa qua, công tác triển khai mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng Nông thôn mới (NTM) luôn được huyện Thanh Ba xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Để làm tốt nhiệm vụ này, huyện đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để xây dựng NTM, trong đó công tác tuyên truyền đặc biệt được chú trọng triển khai.

Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, việc tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu và đi trước một bước và tùy vào từng giai đoạn có cách thức, nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã thành lập Tiểu ban tuyên truyền chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, cụ thể thể hóa nội dung tuyên truyền cho các giai đoạn, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền khác nhau, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả. Mục tiêu đặt ra là tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và toàn thể các tầng lớp nhân dân, giúp người dân nắm bắt và hiểu được về các chủ trương, chính sách. Từ nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của công tác tuyên truyền trong công tác xây dựng nông thôn mới nên các địa phương, đơn vị, các cơ quan trong khối tuyên truyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai thực hiện tích cực với nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Trên kênh tuyên tuyền trên phương tiện truyền thông đại chúng, Đài Truyền thanh huyện đã mở chuyên mục về xây dựng NTM, biên tập và phát thanh hàng trăm tin, bài, chuyên mục, phóng sự về các chủ trương, chính sách mới, gương điển hình trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM tại các địa phương. Bản tin nội bộ do Ban Tuyên giáo Huyện ủy phát hành hàng tháng và Trang thông tin điện tử huyện đều có chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền thường xuyên, kịp thời về công tác triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Đồng thời, công tác tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: cổ động trực quan (pano, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu), diễn đàn hội nghị, tổ chức sinh hoạt đoàn thể, mở lớp tập huấn, phát hành tờ rơi, biên soạn tài liệu, phát hành băng đĩa… đặc biệt nhất là hình thức sân khấu hóa gắn với tổ Hội thi “Nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các hoạt động tuyên truyền trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp cũng như những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận cao trong toàn dân và tinh thần quyết tâm triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cấp ủy từ huyện đến cơ sở có tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các đơn vị trong và ngoài huyện để có thêm kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng NTM. Hình thức này đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo thêm động lực trong quá trình chỉ đạo xây dựng NTM.

Trong quý II năm 2017, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu với Thường trực Huyện ủy tổ chức 01 cuộc điều tra dư luận xã hội trên địa bàn về kết quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới tại 08 địa phương đã hoàn thành và đang triển khai chương trình MTQG xây dựng NMT với tổng số phiếu điều tra là 1000 phiếu. Kết quả cuộc điều tra: 100% số người tham gia trả lời đều có sự hiểu biết nhất định về chương trình xây dựng NTM, đặc biệt số người “biết rất rõ” chiếm 95,7%. Việc tiếp thu các thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng đạt kết quả hết sức khả quan. Chất lượng công tác tuyên truyền được đông đảo nhân dân hài lòng, ghi nhận. Công tác tuyên truyền của tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội được đánh giá tốt.

Việc làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và đông đảo cán bộ, đảng viên cùng toàn thể Nhân dân trong huyện về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Kết quả đến nay, sau 06 năm triển khai thực hiện, toàn huyện đã có: 04 xã về đích NTM, 04 xã đạt 19/19 tiêu chí, đã hoàn thiện hồ sơ gửi tỉnh đề nghị thẩm định công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Toàn huyện hoàn thành 365/494 tiêu chí đạt 73,88%. Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM ước đạt 1.960,829  tỷ đồng. Trong đó: vốn trực tiếp chương trình từ ngân sách nhà nước 80,828 tỷ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác ước đạt 1.000 tỷ; vốn tín dụng ước đạt 250 tỷ; vốn doanh nghiệp và huy động từ dân ước đạt 630 tỷ. Toàn huyện đã thành lập 05 mô hình kinh tế trong đó có 04 mô hình doanh thu trên 01 tỷ đồng, thành lập mới 85 doanh nghiệp, 03 hợp tác xã và 15 tổ hợp tác. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Trên tinh thần phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền nói chung, tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng, với hình thức phong phú, đa dạng, có chiều sâu, đảm bảo tính hiệu quả. Chúng ta tin tưởng rằng: dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong thực hiện đồng bộ các giải pháp, huyện Thanh Ba sẽ cơ bản đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020./.

 

HỘI CCB HUYỆN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG “BỘ ĐỘI CỤ HỒ”

                  Nguyễn Tuấn Anh - Hội CCB  huyện

     

Sau hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước ta có khoảng hơn 4 triệu cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên... Khi rời quân ngũ, tài sản quý giá nhất họ mang theo là bản chất truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” và những kỷ niệm sâu sắc về tình đồng đội, tình bạn chiến đấu. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo lực lượng cựu chiến binh (CCB), ngày 06 tháng 12 năm 1989, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam với mục đích đoàn kết, giữ gìn và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên đồng thời giúp đỡ lẫn nhau cả về tinh thần và vật chất trên tinh thần đồng đội, đồng chí.

Hội CCB huyện Thanh Ba hiện có 10.129 hội viên đang sinh hoạt tại 265 chi hội. Trong những năm qua, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, Hội CCB huyện đã tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chế độ XHCN. Trong đó, các cấp hội và hội viên luôn gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền vận động thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, tham gia tổ dân phòng, tổ an ninh nhân dân, góp phần giữ vững trật tự, trị an ở cơ sở. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng và chương trình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của chính quyền địa phương. Trong kỳ tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hội CCB đã đóng góp hàng trăm ý kiến tâm huyết vào các văn kiện đại hội, tích cực tham gia nhiều hoạt động, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng và cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021.

Nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đoàn kết nội bộ, Hội đã tổ chức, động viên hội viên nêu cao ý chí tự lực, tự cường, vươn lên làm giàu hợp pháp; đẩy mạnh hoạt động tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Cụ thể trong những năm qua, Hội đã tăng cường công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn để tổ chức tốt việc bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hàng triệu lượt CCB. Vận động CCB chuyển đổi ngành nghề, dồn điền đổi thửa, xóa bỏ vườn tạp thay giống mới, trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi có giá trị kinh tế cao… Bên cạnh đó, khuyến khích hội viên xây dựng các mô hình trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, thành lập các doanh nghiệp sản xuất với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú, mở rộng các dịch vụ, kinh doanh. Đến nay, đã có 01 câu lạc bộ doanh nghiệp CCB vừa và nhỏ (19 thành viên), 11 hợp tác xã, 296 trang trại, gia trại do hội viên CCB làm chủ, tạo công ăn việc làm cho 1.850 lao động là CCB và con em CCB. Nhiều doanh nghiệp có mức doanh thu hàng năm từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều sản phẩm doanh nghiệp CCB có chất lượng cao được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt có sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để hỗ trợ và tạo điều kiện giúp hội viên sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu,  Hội đã và đang khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn 80 tỷ đồng từ các kênh, nguồn vốn vay (trong đó, riêng tổng dư nợ ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 28 tỷ đồng, nợ quá hạn còn 0,15%; vốn nội bộ hội viên góp cho nhau vay không lấy lãi gần 5,5 tỷ đồng), giúp nhau phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hơn 2.280 lao động là cựu chiến binh và con cháu. Hàng trăm gia đình hội viên có mức sống khá, nhiều hội viên đã thoát khỏi cảnh nghèo. Sau nhiều năm phấn đấu đến nay, hội viên Hội CCB trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 4,15%, cận nghèo 4%, đã xóa được 06 nhà dột nát.

Các hoạt động ủng hộ “Qũy xóa đói giảm nghèo”, làm nhà tình nghĩa, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giúp nhân dân và CCB bị bão lũ thiên tai, giúp đỡ CCB nghèo, xây dựng quỹ “Nghĩa tình đồng đội - Khuyến học” được triển khai sâu rộng và thu hút đông đảo hội viên tích cực tham gia, số tiền đóng góp ủng hộ lên đến 435 triệu đồng. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sỹ, toàn hội đã có những hoạt động thiết thực nhằm tri ân những anh hùng, liệt sỹ như thăm hỏi, động viên bằng những suất quà, tặng phẩm trị giá hơn 60 triệu đồng (nguồn do hội viên và của CLB doanh nghiệp tự nguyện đóng góp) và hơn 2.000 ngày công tu sửa nghĩa trang liệt sỹ tại các xã trên toàn huyện.

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Hội đã động viên CCB tích cực tham gia hiến đất làm đường, trường học, nhà văn hóa. Kết quả đã làm được gần 70 km đường giao thông nông thôn, trên 37 km kênh mương nội đồng, hơn 2.570 ngày công, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Hội còn tích cực tham gia triển khai các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường, phòng, chống tội phạm, HIV và các tệ nạn xã hội, tham gia tích cực vào phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trên địa bàn.

Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập CCB Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2017), các cấp hội CCB từ huyện đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, coi trọng và làm tốt công tác giáo dục chính trị cho cán bộ, hội viên, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và hàng đầu; xác định cho mỗi cán bộ, hội viên luôn có lập trường kiên định, tư tưởng vững vàng trong mọi lúc, mọi nơi; luôn phát huy được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phát huy những thành tích đã đạt được, thời gian tới hội sẽ tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; phát triển, tập hợp cựu quân nhân tham gia các tổ chức câu lạc bộ, ban liên lạc truyền thống, các phong trào cách mạng ở cơ sở nhằm xây dựng tổ chức hội ngày càng trong sạch vững mạnh hơn để luôn xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, của chính quyền và sự tin yêu của nhân dân./.

 

NGUYỆN SUỐT ĐỜI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

                            Hồng Thanh - Phòng GD&ĐT

Trong cuộc đời, bất kì ai có cơ hội được một lần gặp Bác Hồ thì đó là niềm vinh dự, tự hào, hạnh phúc lớn lao. Đối với Bà Ma Thị Đức khu 5 xã Quảng Nạp - huyện Thanh Ba - Phú Thọ thì hạnh phúc đó lớn hơn cả vì bà đã vinh dự 3 lần được gặp Bác, niềm tự hào ấy khiến bà dù đã ở cái tuổi “ xưa nay hiếm” vẫn luôn tâm niệm suốt đời nguyện sống, lao động và học tập theo lời căn dặn của Người.

Lần đầu tiên bà Đức chỉ được nhìn thấy Bác trong khi đi làm nhiệm vụ, bà kể: "Hồi chiến dịch Hòa Bình, tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên là vào cuối năm 1951, tôi đang là phụ trách thiếu nhi xã, lại tham gia tiểu đội du kích, dân quân tự vệ, là số ít người trong xã biết chữ nên gần nửa đêm tôi nhận được lệnh đem thư hỏa tốc đi tỉnh gặp đồng chí Gia (khi đó Tỉnh đội đóng ở Chùa Tà - xã Quảng Bình - nay là xã Khải Xuân huyện Thanh Ba) sau khi gặp Tỉnh đội tôi được lệnh nhận công văn và đem về ngay. Quãng đường mất vài ba cây số, vừa đi vừa chạy, quay về nhà ông Sào tại xã Quảng Nạp thì trời đã gần sáng. Lúc ấy tôi thấy một ông cụ áo nâu đang rửa mặt ở giếng rồi cụ đi vào. Mấy hôm sau tôi mới được biết ông cụ đó chính là Bác Hồ nghỉ lại nhà ông Sào một đêm, sáng hôm sau Bác không đi đường thẳng qua xã mà có đồng chí dẫn đường cho Bác đi qua Giộc Ồ- gò Bằng, sang Kẻo (các địa danh xưa của xã Quảng Nạp bây giờ) ra Năng Yên sang Đại An và hướng thẳng Quốc lộ 2".

 Vinh dự một lần nữa bà Đức được gặp Bác nhân dịp Bác về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 20 tháng 7 năm 1958, khi ấy bà Đức đang công tác ở Hội phụ nữ xã và được cử đi học 3 tháng tại tỉnh, lúc bấy giờ tỉnh lỵ đóng tại thị xã Phú Thọ. Trước buổi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân, Bác đã đến thăm và động viên lớp học của Hội Phụ nữ tỉnh. Bà Đức tươi cười nhắc đi nhắc lại không bao giờ quên được giọng nói trầm ấm của Người, mặc dù Bác ghé qua lớp có mấy phút, nhưng những lời căn dặn của Người luôn khắc ghi trong tâm trí bà. Khi Bác hỏi:"Các cháu ở nhà làm gì?". Tất cả đồng thanh đáp" Chúng cháu ở nhà làm ruộng ạ". Rồi Bác căn dặn: " Các cháu cố gắng chăm cho lúa tốt, khoai sắn  tốt để cung cấp cho bộ đội".  Không ai bảo ai tất cả đều dạ ran:" Vâng ạ".

Trước khi chia tay Bác dặn: “Cố gắng học vươn lên không được tự ti", tất cả lớp học nhất loạt vâng ạ. (Vừa kể bà Đức vừa trần tình: Thú thực lúc đó chúng tôi chả hiểu "tự ti" là gì cả). Rồi Bác giải thích tự ti có nghĩa là nghĩ mình thua kém người khác, mặc cảm, không cố gắng vươn lên, sợ người khác đánh giá, xem thường mình… và lớp học cảm động chia tay Người trong bối cảnh như thế, không thể nào nguôi quên.

Vào những ngày tháng Tám mùa thu lịch sử năm 1962, bà Đức vinh dự lần thứ 3 được gặp Bác. Bằng những thành tích và cố gắng của mình, Bà Đức được Đảng ủy cử đi dự mít tinh trọng thể và gặp Bác tại sân vận động thị xã Phú Thọ. Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính  Phủ thân ái hỏi thăm đồng bào các dân tộc, bộ đội, công an, dân quân, anh hùng lao động và các chiến sỹ thi đua trong toàn tỉnh. Bác đã nói nhiều về trách nhiệm của tỉnh Phú Thọ, khen ngợi những thành tích của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được. Bà Đức nhớ nhất là Bác rất khen ngợi điển hình tiên tiến trong nông nghiệp của hợp tác xã Thái Ninh – Thanh Ba (giáp xã  Quảng Nạp của bà), bà cũng nhớ như in phút giây Bác gắn huy hiệu cho người bạn thân của bà là Đỗ Thị Xịch khi đó đang là là Phó chủ nhiệm hợp tác xã, Ủy viên BCH Hội phụ nữ xã Kiến Thiết - huyện Thanh Ba (nay là thị trấn Thanh Ba) vì bà Xịch đã có thành tích học hết lớp 4, làm được 330 ngày công và 4 tấn phân trong một năm.

 Vinh dự ba lần được gặp Bác, với sự cố gắng nỗ lực và như một động lực mạnh mẽ, những năm tháng sau đó bà Ma Thị Đức lần lượt giữ các chức vụ Thường trực Đảng ủy xã Quảng Nạp, rồi Trưởng Công an, Phó Chủ tịch ủy ban hành chính xã, Bí Thư Đảng ủy xã đến năm 1982 bà nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu bà Ma Thị Đức còn tích cực tham gia Ban Chấp hành Hội LHPN xã 4 khóa, sau đó được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Quảng Nạp và làm đến năm 2015 mới nghỉ hẳn.

Với sự cống hiến miệt mài, trải qua hơn 60 năm tham gia công tác, 50 năm tuổi đảng, những lần được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên, nhớ lời Bác dạy và luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo lời Bác ở cương vị nào bà Đức cũng nêu cao vai trò trách nhiệm của người đảng viên, người cán bộ gương mẫu. Bà cũng đã vinh dự được nhận nhiều huân huy chương, bằng khen của Chính phủ, của Chủ tịch nước như Huân chương kháng chiến hạng nhì, bằng khen có thành tích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ tặng 8 chữ vàng danh dự:"Trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội", Trung ương MTTQ Việt Nam tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong công tác Người cao tuổi. Bà vinh dự nhận huy hiệu:"Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ", và "vì sự tiến bộ của phụ nữ" của Trung ương Hội LHPN Việt Nam…

Sinh gia trong gia đình giàu truyền cách mạng, giữ nhiều cương vị lãnh đạo của xã Quảng Nạp, trong công tác cũng như trong lối sống, bà Ma Thị Đức luôn nêu cao tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, mặc dù tuổi cao, bà luôn tâm niệm sống mẫu mực và dạy bảo con cháu sao cho xứng đáng với những vinh dự được gặp Bác và làm theo lời Bác dặn. Với bà, kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ vẫn luôn in sâu trong tâm trí, luôn là động lực giúp bà và các con cháu không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu suốt cuộc đời../.

 

 

TIN TRONG HUYỆN

 

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN

                                 Thu Hà - Đài Truyền thanh

Ngày 14/11, Huyện ủy Thanh Ba đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân năm 2017. Đồng chí Vi Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HNND huyện và đồng chí Nguyễn Văn Đức - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chủ trì hội nghị.

Năm 2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực; văn hóa - xã hội phát triển; an sinh xã hội và công tác trợ giúp người nghèo được quan tâm; quốc phòng - an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tại hội nghị, đồng chí Vi Mạnh Hùng đã thông báo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2017 và một số nội dung mà cử tri trong huyện quan tâm. Đồng chí Nguyễn Văn Đức đã tổng hợp trả lời trên 30 ý kiến của nhân dân các xã, thị trấn qua các cuộc đối thoại trực tiếp cấp cơ sở thuộc thẩm quyền cấp huyện trả lời. Trong không khí thẳng thắn, cởi mở và xây dựng, tại hội nghị các đại biểu đã phản ánh và đề xuất kiến nghị những nội dung xoay quanh những giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội mang lại đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho nhân dân. Cụ thể các ý kiến  tập trung vào một số nội dung: cần tăng cường công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường tại các chợ; quan tâm hơn vấn đề môi trường, xử lý rác thải, đặc biệt là khu xử lý rác thải của thị trấn Thanh Ba; đề nghị kéo dài tuyến xe buýt đi xã Vũ Yển; cấp thẻ bao hiểm y tế ngay từ đầu năm cho các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn; tiếp tục có các cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới… Tại hội nghị, sau phần phát biểu ý kiến của người dân, với tinh thần cầu thị, các đồng chí lãnh đạo huyện, các ban, ngành, đoàn thể đã lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, đề xuất của nhân dân; đồng thời trả lời cụ thể, xác đáng một số nội dung trong thẩm quyền của huyện, đối với những vấn đề cần có thời gian để xác minh làm rõ, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã giao cho UBND huyện, các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải quyết để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân./.

THANH BA TỔ CHỨC GẶP MẶT KỶ NIỆM  35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VN

              Minh Hậu - Phòng GD&ĐT huyện

Sáng ngày 17/11/2017, tại Trung tâm Văn hóa thể thao và du lịch huyện, UBND huyện Thanh Ba đã tổ chức “Gặp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017”) trong không khí vui tươi, trang trọng và đầy ý nghĩa.

Buổi gặp mặt vinh dự được đón đồng chí  Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ; các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND cùng lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện. Đại biểu tham dự buổi gặp mặt còn có hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, trường Cao đẳng Cơ Điện, 02 trường Phổ thông trung học, trung tâm GDTX - GDNN trên địa bàn và các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong năm học vừa qua.

Tại buổi gặp mặt và tri ân các nhà giáo, đồng chí Hà Trường Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT báo cáo khái quát kết quả và những thành tích, đặc biệt là kết quả xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia, bồi dưỡng mũi nhọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu mà ngành Giáo dục đã đạt được trong năm học 2016 – 2017. Đến dự buổi gặp mặt, đồng chí Vi Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên - Bí thư huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện đã có lời chúc mừng nồng ấm tới các thế hệ thầy cô đã và đang công tác tại huyện nhà. Đồng chí đã khen ngợi và biểu dương những thành tích mà ngành đạt được; đặc biệt khen ngợi 7 tập thể, 3 cá nhân tiêu biểu được tuyên dương tại buổi gặp mặt và ghi nhận công lao, tấm lòng tận tụy của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên đã âm thầm, cống hiến cho công tác giáo dục của huyện. Cũng tại buổi gặp mặt tri ân xúc động này, cô giáo Nguyễn Thị Sâm - Trường tiểu học thị trấn Thanh Ba, là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, đại diện cho các thầy, cô giáo trên địa bàn đã phát biểu ý kiến trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đồng thời chia sẻ tâm huyết nghề nghiệp, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với mong muốn tiếp tục được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Buổi gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam được khép lại trong niềm vui, phấn khởi và tự hào.  Tin tưởng rằng, bằng sự tâm huyết với nghề, các thầy cô giáo, những người làm công tác giáo dục hôm nay sẽ phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được, tiếp tục dành hết tâm sức cho sự nghiệp ”trồng người” trên quê hương Thanh Ba,  xứng đáng với với sự tôn vinh của toàn xã hội“Là nghề cao quý nhất trong những những nghề cao quý”./.

 

HỘI NGHỊ BAN CHỈ ĐẠO BHYT TOÀN DÂN MỞ RỘNG NĂM 2017

                      Tuấn Nam - BHXH Thanh Ba

Ngày 07/11/2017, UBND huyện Thanh Ba đã tổ chức hội nghị về tình hình thực hiện chỉ tiêu Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân năm 2017. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Nhật - Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban chỉ đạo Bảo hiểm y tế toàn dân, các đồng chí trong ban chỉ đạo (BCĐ) và 27 lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn.

Tại cuộc họp các đại biểu đã được nghe  báo cáo về tình hình thực hiện công tác BHXH, BHYT 9 tháng đầu năm 2017, phương hướng nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2017 và Kế hoạch, phương hướng thực hiện công tác BHXH, BHYT toàn dân năm 2018 cũng như tiến độ thực hiện rà soát, bổ sung thông tin cấp mã số BHXH và công tác rà soát bàn giao sổ BHXH cho người lao động trên địa bàn huyện. Đến nay (tính đến hết ngày 30/9/2017), tỷ lệ bao phủ BHYT huyện Thanh Ba đạt 82,6%; rà soát bàn giao sổ BHXH đạt 64%; cấp mã số BHXH đạt 22%. Các chỉ tiêu về tổng số lao động tham gia BHXH, tổng số thu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Công tác tuyên truyền, phối hợp với các ngành, các cấp được tổ chức rộng rãi giúp nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của BHXH, BHYT với toàn thể nhân dân.

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận những nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp nhằm tăng tỷ lệ bao phủ BHYT. Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn phản ánh một số vướng mắc trong quá trình triển khai như: khó khăn trong việc rà soát cấp mã số cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi; đề xuất về việc cấp thẻ cho đối tượng cận nghèo (theo QĐ 1222/QĐ-UBND) không thông qua trạm y tế xã, thị trấn; về công tác kiểm tra sức khoẻ đầu năm cho học sinh tại các xã, thị trấn…

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Nhật đã yêu cầu các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn cần thực hiện ngay một số nội dung sau:

Thứ nhất, trên cơ sở  nội dung đã triển khai tại hội nghị, UBND các xã, thị trấn tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để giải quyết những vướng mắc tại cơ sở nhằm phấn đầu nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn.

Thứ hai, việc rà soát mẫu TK01-TS và MS1 tại UBND các xã, thị trấn phải hoàn thành trước ngày 15/11/2017 để chuyển cho cơ quan BHXH, cấp mã số cho người tham gia BHYT.

Thứ ba, Phòng LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cán bộ ngành tại các xã, thị trấn thực hiện tốt việc rà soát các đối tượng do phòng quản lý.

Thứ tư, cơ quan BHXH tiếp tục chịu trách nhiệm hướng dẫn đồng thời tiếp thu, phản ánh ý kiến của các xã, thị trấn, các phòng, ban kịp thời báo cáo BCĐ để có phương án giải quyết./.

 

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỒN ĐỔI RUỘNG ĐẤT TẠI XÃ THANH HÀ

                               Thanh Mai - Ban Tuyên giáo

Thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/HU, ngày 25/11/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Ba về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020, Đảng ủy xã Thanh Hà đã xây dựng Nghị quyết số 27-NQ/ĐU ngày 27/2/ 2017 về dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp. Xác định dồn đổi ruộng đất là việc khó, đòi hỏi phải có sự "vào cuộc" của cả hệ thống chính trị và phải được sự đồng thuận từ nhân dân, UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn tham mưu xây dựng kế hoạch và trực tiếp hướng dẫn phương án thực hiện cụ thể đồng thời tổ chức hội nghị tuyên truyền những nội dung cơ bản của Nghị quyết, triển khai kế hoạch, hướng dẫn về công tác dồn đổi, tích tụ ruộng đất tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thanh Hà có: tổng số 852 hộ tham gia dồn đổi ruộng đất; số thửa đất trước dồn đổi là 4.457 thửa (bình quân 5,2 thửa/ hộ), diện tích tham gia dồn đổi là 145,2 ha, diện tích đất bình quân 325,7m2/thửa. Qua quá trình triển khai, tính đến hết ngày 23/11/2017, kết quả: đã có 11/11 khu dân cư trên địa bàn hoàn chỉnh cơ bản về hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng; số thửa sau dồn đổi còn 1026 thửa, bình quân 1,2 thửa/hộ (giảm 4,0 thửa/hộ); diện tích bình quân 1319,4 m2 thửa (tăng 993,7 m2/thửa). Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hoàn hiện các hạng mục công trình giao thông, thủy lợi, tưới tiêu: lắp đặt cống đỡ, xây dựng phai dâng nước, san gặt đồng ruộng… để tổ chức cho các hộ bốc thăm nhận vị trí thửa đất. Dự kiến đến ngày 09/12 xã sẽ tiến hành giao đất cho các hộ tại thực địa./.

 

THANH BA TỔ CHỨC HỘI THI VĂN HÓA GIAO THÔNG VÀ TẬP HUẤN KỸ THUẬT LÁI XE AN TOÀN

Bích Phương - Huyện Đoàn

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện, ngày 13/11/2017, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Thanh Ba đã phối hợp với Ban đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn Phú Thọ, Công ty TNHH Honda Thành Công tổ chức Hội thi văn hóa giao thông trong thanh niên năm 2017 và tập huấn kỹ thuật lái xe an toàn cho ĐVTN tại trường THPT Thanh Ba. Về dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Nguyễn Thanh Tâm – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Thọ  cùng các đồng chí lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh (ATGT); đại biểu phía huyện có lãnh đạo Huyện ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể và trên 1.300 bạn học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn huyện.

Các đội thi đã trải qua 4 phần thi: chào hỏi;  nhận thức; tự luận và xử lý tình huống;  hùng biện và tiểu phẩm. Các nội dung xoay quanh Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng lái xe an toàn, các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông... Với hình thức sân khấu hóa, các đội dự thi đã truyền tải được nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về an toàn giao thông, vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tại chương trình này, các ĐVTN được các kỹ thuật viên của Công ty TNHH Honda Thành Công hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn và tổ chức cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu.

Hội thi là sân chơi lành mạnh, bổ ích, là cơ hội cho cán bộ, ĐVTN gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức về ATGT, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ và hành vi của đoàn viên, thanh, thiếu nhi khi tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm trật tự ATGT, tai nạn giao thông và từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên. Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao 01 giải nhất cho Trường THPT Yển Khê, giải nhì cho trường THPT Thanh Ba./.

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG ĐÓI, RÉT CHO GIA SÚC, GIA CẦM  VÀ THỦY SẢN                   

                     Phạm Thị Mạn - Trạm Thú y

Dự báo thời tiết trong thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến bất thường, có những đợt rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng tới sản xuất và chăn nuôi. Trước tình hình trên, để chủ động phòng chống đói, rét bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, bà con cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Đối với trâu, bò

- Chuồng trại: chủ động gia cố che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng; dự trữ chất đốt (củi, trấu, mùn cưa... ) để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.

- Thức ăn: Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.

- Chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

+ Cho trâu bò ăn đủ lượng cỏ các loại (là cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê) với lượng từ 30-40kg và 3,5kg thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...) trong một ngày đêm đối với 01 trâu bò khối lượng 300 kg.

+ Bổ sung muối ăn với lượng 15g (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hoà vào nước

ấm cho trâu, bò uống.

+ Không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; phải chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt tại chuồng kín gió, nền khô ráo, được sưởi ấm vào ban đêm; mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu bò; không để trâu, bò làm việc hoặc đem chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ dưới 120C.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …

2. Đối với lợn

- Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ; không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C.

- Cho uống đủ nước sạch, ấm; bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

- Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Tai xanh, Lở mồm long móng…

3. Đối với gà

- Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.

- Mật độ nuôi hợp lý (đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2.)

- Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng.

- Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro …

Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện và xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh.

4. Đối với thuỷ sản

- Trong thời gian giá rét, tuyệt đối không kéo lưới, không thu hoạch theo cách đánh tỉa, thả bù để tránh xây sát cho cá. Những cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện thực hiện các biện pháp chống rét cần tổ chức thu hoạch sớm.

- Áp dụng các biện pháp chống rét sau:

+ Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5-2m để lấy nhiệt từ lòng đất giữ ấm nước ao và làm giảm sự biến đổi đột ngột nhiệt độ môi trường. Tiến hành đào một hố sâu trong ao từ 2,5-3m, rộng từ 2-3m2 để cho cá rút xuống trú đông (đây là cách chống rét cho cá qua đông hiệu quả và được nhiều nơi áp dụng).

+ Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon màu sáng để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi và khi trời có nắng sẽ tăng khả năng tiếp thu năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao.

+ Thả bèo tây lên mặt ao từ 1/2-2/3 diện tích mặt ao về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao) tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao sẽ ảnh hưởng đến thủy sản nuôi.

+ Thả sọt tránh rét cho cá ở các góc phía Bắc của ao nuôi, sử dụng các sọt đan bằng tre, nứa, đưa vào sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét.

- Chăm sóc, quản lý thủy sản nuôi:

+ Cho cá ăn đầy đủ thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn vào thời điểm nắng ấm trong ngày để chúng có đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi nhiệt độ nước ao ≤ 120C  thì ngừng cho ăn.

+ Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ chưa qua xử lý, phân vô cơ xuống ao giữ cho nước sạch để phòng tránh dịch bệnh. Bổ sung lượng nước cần thiết đảm bảo độ sâu mực nước theo yêu cẩu kỹ thuật. Quan sát phát hiện các hiện tượng bất thường để xử lý kịp thời./.